Sức mạnh thành công của doanh nghiệp chính là câu slogan sáng tạo

Bạn có thể “vứt tiền qua cửa sổ” trong các chiến dịch quảng cáo nếu slogan không ở lại trong trí nhớ khách hàng. Nhiều slogan có nhạc điệu hoặc như một câu hát khiến người ta thích nghe và thích nhắc lại.
Slogan là yếu tố không thể thiếu trong kinh doanh hiện đại, bởi một câu ngắn gói gọn vài từ lại có sức mạnh thu hút khách hàng và xây dựng thương hiệu. Khác biệt giữa một slogan độc đáo và một slogan tệ có thể là khác biệt giữa một công ty đứng nhóm trên và một công ty đang trên đường phá sản.
Sáng tạo slogan được hiểu như làsự tự giới thiệu, tự quảng cáo, là một thông điệp doanh nghiệp gửi đến người tiêu dùng. Đây là một phần trong chiến lược phát triển thương hiệu, có vai trò rất quan trọng và nhiều khi góp đến 50% vào sự thành công của doanh nghiệp. Do vậy, điều quan trọng là hiểu được các yếu tố hình thành nên một slogan hay.
144
1. Đánh đúng trọng tâm nói rõ thông điệp:
Bên cạnh một logo ấn tượng còn phải kèm theo thông điệp gửi tới khách hàng của mình và một câu slogan không chỉ phải hay, dễ nhớ mà còn phải tạo sức lôi cuốn khách hàng.
2. Dễ nhớ:
Bạn có thể “vứt tiền qua cửa sổ” trong các chiến dịch quảng cáo nếu slogan không ở lại trong trí nhớ khách hàng. Nhiều slogan có nhạc điệu hoặc như một câu hát khiến người ta thích nghe và thích nhắc lại. Những slogan này nằm trong tiềm thức khách hàng. Nhiều doanh nghiệp làm được điều này, ví dụ: “Ngân hàng Kiên Long – sẵn lòng chia sẻ” hay “Sơn Nippon, sơn đâu cũng đẹp”.
3. Hình tượng:
Slogan hình thành bằng từ ngữ chứ không phải hình ảnh, nhưng một slogan hay có thể tạo ra liên tưởng hình ảnh. Chính vì vậy, khẩu hiệu “Nâng niu bàn chân Việt” của Biti’s khiến sự liên tưởng rất thật, hoặc “Còn chút gì để nhớ” của cà phê Thu Hà lại đưa ký ức bạn về với những chấm phá của phố Núi, của Tây Nguyên…
4. Khác biệt:
Một slogan hay không những chỉ mang thông điệp đặc trưng của doanh nghiệp mà còn cho khách hàng biết lý do tại sao nên chọn sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đó. Rất nhiều ví dụ được xem là gây ấn tượng mạnh như “Phong cách và phong cách” của An Phước và Pierre Cardin, hoặc “Giá rẻ cho mọi nhà” của Big Chay “Vang Đà Lạt, vang của người Việt”. Ngược lại, khó có ấn tượng mạnh nếu slogan làm mọi người nhầm lẫn doanh nghiệp. Ví dụ: “Người bạn đồng hành tin cậy” dễ khiến khách hàng liên tưởng đến công ty vận tải hoặc du lịch hơn là của một ngân hàng.
5. Mời gọi tham gia:
Một trong những cách thể hiện sự hữu ích của slogan là nó khuyến khích khách hàng dùng sản phẩm hay dịch vụ mà công ty cung cấp. Nhiều ví dụ kinh điển trong trường hợp này gồm “Không thử sao biết?” của Coca-Cola hay “Just Do It” của Nike…Những slogan này rõ ràng có tác dụng khuyến khích khách hàng tiêu thụ sản phẩm. “Sử dụng cân Nhơn Hòa công bằng nhất”, hay “Cả nhà đều thích” của Vissan cũng thuộc trường hợp này.
6. Thể hiện ưu thế:
Nếu muốn khách hàng sử dụng sản phẩm của bạn, tốt hết bạn nên cho biết lý do tạisao. Slogan “Cuộc sống tươi đẹp hơn” của Gạch Đồng Tâm giúp khách hàng nhận ra những tiện ích từ sản phẩm mà Công ty đang cung cấp. Hay slogan của EuroWindow: “Cửa sổ chống ồn, tiết kiệm điện” cho biết rất rõ lợi ích của sản phẩm…

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *